Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ

Mang thai tuần thứ 25 là khoảng thời gian mẹ bầu bắt đầu cảm thấy lười vận động; di chuyển so với thời gian trước đó. Thai nhi 25 tuần tuổi đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang gần chạm tới tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá bởi phải mất thêm 2 tuần nữa bạn mới bước hẳn san thời kỳ này. Hãy cùng Blog mẹ và bé tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 25; những thay đổi của cơ thể mẹ và lời khuyên dành cho mẹ trong tuần này.

Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi khiến bạn nhận thấy rằng bé có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và tỉnh táo. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy hoạt động của thai nhi khi bạn ít vận động hơn. Mang thai tuần thứ 25 mẹ sẽ thấy tăng cân và gặp phải một số triệu chứng mới khiến mẹ thấy mệt mỏi.

Thai nhi 25 tuần là mấy tháng? Thai nhi 25 tuần tuổi đang trong giai đoạn tháng thứ 6, thuộc 3 tháng giữa của thai kì. Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cho những cú đạp, nhào lộn và đá trong bụng mẹ của bé.

Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi

  • Ở tuần thai thứ 25, em bé của bạn đang có sự phát triển mạnh mẽ ở mạng lưới các dây thần kinh trong tai. Do đó, bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ và cũng có thể phản ứng lại với giọng nói của ba mẹ bằng các cử động hoặc nấc.
  • Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này; võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Những phản ứng với ánh sáng trong mắt em bé ở tuần thứ 25 rất quan trọng cho việc giúp bé nhìn thấy rõ ràng hơn khi chào đời.Mí mắt của bé cũng có thể mở ra trong tuần này.
  • Thai nhi đã có dấu vân tay từ tuần này; dấu nếp gấp trong lòng bàn tay cũng dần được lộ rõ. Móng tay đã xuất hiện; tay bé trở nên khéo léo hơn và các ngón tay cũng đã có thể co lại thành nắm đấm. Bé cũng đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn. Trong các video thai nhi 25 tuần tuổi, mẹ có thể thấy rõ bé ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình. Đây là một cách luyện tập để hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ của bé. Không khí được cung cấp cho em bé bây giờ đều thông qua nhau thai.

Mang thai tuần thứ 25 - sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ

Thai nhi 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? 

Mẹ thắc mắc thai nhi 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi, bé có chiều dài khoảng 33.6 – 35 cm từ đầu đến gót chân; và nặng tầm 780 gram.Thai nhi 25 tuần nặng 800g là điều hết sức bình thường. Mẹ hoàn toàn an tâm vì bé của mình vẫn đang phát triển tốt và khỏe mạnh trong bụng mẹ.  Một số em bé phát triển sớm thì ở tuần thứ 25; em bé bắt đầu tích mỡ khiến da trở nên mượt mà hơn; màu và chất tóc cũng bắt đầu hiện rõ hơn.

Các chỉ số của thai nhi 25 tuần tuổi cho thấy em bé của bạn đang chuẩn bị cho cuộc sống ngoài bụng mẹ. Để giúp bé yêu có sự phát triển tốt nhất và tạo tiền đề để bé thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ khi chào đời; mẹ hãy chú ý dinh dưỡng để các chỉ số của thai nhi 25 tuần tuổi luôn ở mức bình thường. Mẹ cần bổ sung canxi, vitamin D để giúp hệ thần kinh, cơ bắp và tim… được khỏe mạnh. Protein và DHA cũng rất cần thiết cho bé; mẹ cần bổ sung thêm khi mang thai tuần thứ 25 bạn nhé.

Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào?

Mang thai tuần thứ 25 mẹ bầu sẽ cảm thấy thai nhi trong bụng chuyển động nhiều hơn hẳn so với các tuần trước đó. Tuy nhiên, ở tuần này, bé có những chuyển động chỉ ở một số thời điểm bất kì. Đôi khi bé cũng im ắng như đang trầm tư chuyện gì đó. Tần suất bé đạp trong bụng mẹ cũng khác nhau ở mỗi thai phụ.

Nhiều mẹ bầu mang thai tuần thứ 25 thường dựa vào thói quen chuyển động của con; hay dựa vào thời điểm thai đạp trước đó để xem xét. Có không ít mẹ hiểu nhầm rằng bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh; hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày mới yên tâm. Vậy thai nhi 25 tuần tuổi chuyển động như thế nào là bình thường?

Mang thai tuần thứ 25 - sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ

Cách theo dõi chuyển động thai nhi khi mang thai tuần thứ 25

Hiện tại không có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định thai máy ( em bé đạp) trong bụng mẹ càng nhiều thì bé càng khỏe mạnh. Cử động thai được chia làm 4 trạng thái: thai nhi tĩnh lặng; thai nhi cử động thường xuyên; thai nhi cử động mắt liên tục và không gia tăng tim thai; thai nhi cử động thai liên tục kèm cử động của mắt và gia tăng tim thai. Trong đó, thai nhi 25 tuần tuổi sẽ nằm trong 2 trạng thái đầu nhiều nhất.

Việc đếm chuyển động của thai nhi cần được tiến hành sau khi ăn xong hoặc vào những thời điểm nhất định trong ngày để dễ dàng theo dõi; đánh giá những thay đổi nếu có trong một khoảng thời gian dài. Tổng thời gian theo dõi thai máy ở tuần tuổi thứ 25 là khoảng 2 giờ. Mẹ bầu mang thai tuần thứ 25 ghi nhận số cử động thai trong khoảng thời gian này. Nếu số lần cử động của thai nhi từ 10 lần trở lên là bình thường.

Mang thai tuần thứ 25 - sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ

Khi mẹ bầu bước vào tuần thứ 28 của thai kỳ; nếu sau 2 giờ theo dõi, thai nhi cử động dưới 10 lần; mẹ cần nằm nghiêng về bên trái và tiếp tục theo dõi trong 2 giờ nữa. Nếu chuyển động thai vẫn dưới 10 lần bạn cần đến ngay cơ sở y tế. Khi mẹ mang thai tuần thứ 25; thời gian thai nhi có xu hướng chuyển động nhiều nhất trong ngày là khoảng 21h đến 1h sáng sau khi mẹ kết thúc bữa ăn. Mẹ cũng nên ngủ trong tư thế nghiêng sang bên trái để thai nhi trong bụng mẹ được cung cấp nhiều máu và oxi hơn.

Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 25

Mang thai tuần thứ 25, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi, mẹ bầu thường xuyên tiểu đêm và dễ bị mất ngủ. Tuy nhiên, mẹ hãy chịu khó nhé vì mang thai là thời gian tuyệt vời nhất.

Mang thai tuần thứ 25 - sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ

Một số triệu chứng mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai tuần thứ 25 như:

  • Hội chứng ống cổ tay: Sự dao động của hooc môn, cơ thể tích nước có xu hướng gây phù; sự quá mẫn dây thàn kinh và sự dao động của đường huyết có thể gây ra triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Mẹ bầu tuần thứ 25 thường bị tê tay hoặc cảm giác châm chích trong chốc lát. Tuy nhiên, những điều này thường ở mức độ nhẹ, mẹ không cần lo lắng quá.
  • Tóc dày hơn: Ở tuần thứ 25 này, sự thay đổi nội tiết trong thai kì ức chế sự rụng tóc.
  • Bệnh trĩ: Vòng bụng tăng kích thước tạo nên áp lực cho các tĩnh mạch vùng chậu khiến mẹ bầu có thể bị trĩ.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Thai nhi cũng làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa của mẹ như việc đẩy axit trong dạ dày lên thực quản.

Ngoài ra, các triệu chứng như khó ngủ, đi tiểu thường xuyên, đau lưng, mệt mỏi cũng là điều hết sức bình thường mẹ bầu mang thai tuần thứ 25 có thể gặp phải. Tuy nhiên, một số triệu chứng mà mẹ bầu cần đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành kiểm tra và có liệu pháp điều trị phù hợp như: sưng phù một số bộ phận trên cơ thể như tay; chân , mặt; tăng cân nhanh chóng hoặc giảm thị lực đột ngột.

Xem thêm: Top 10 loại sữa tăng cân cho bé tốt nhất năm 2020

Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 25

Mang thai tuần thứ 25 - sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ

Thai nhi 25 tuần tuổi có nhiều sự thay đổi tuy nhiên mẹ bầu hãy chú ý để cả bé và mẹ được khỏe mạnh. Ở tuần thứ 25, việc đi khám bác sĩ trở thành một thói quen tốt vì tuần này đã có những triệu chứng của tiền sản giật.

Mang thai tuần thứ 25 bạn cần phải làm xét nghiệm đường huyết. Đây là xét nghiệm cần thiết trước khi sinh và được thực hiện vào tuần thứ 24-28 của thai kì. Có khoảng 2-5% phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Người mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến trẻ sơ sinh có lượng đường trong máu thấp. Nó có thể khiến thai nhi to bất thường; điều này làm cho việc sinh thường trở nên khó khăn và nguy cơ sinh mổ cao.

Mẹ bầu hãy thường xuyên thả lỏng cơ thể; nên di chuyển và tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Khi ngủ, mẹ bầu hãy nằm nghiêng và sử dụng gối đỡ bụng và vùng giữa hai chân.

Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 25Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general