Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm

Mang thai tuần thứ 26 là tuần thai cuối trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ.  Lúc này nhiều mẹ bầu bắt đầu thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc bị chuột rút cơ bắp chân. Thai nhi 26 tuần tuổi có cử động thai khác các giai đoạn trước rất nhiều. Mẹ đang tò mò về chỉ số thai nhi 26 tuần hay muốn biết thai 26 tuần cần làm xét nghiệm gì? Hãy cùng Blog mẹ và bé tham khảo ngay bài viết này nhé!

Thai nhi 26 tuần là mấy tháng? Sự phát triển của thai nhi 26 tuần

Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm

Thai nhi 26 tuần là thời điểm mẹ bầu đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ; chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là bé yêu của bạn sẽ chào đời. Lúc này, mẹ đã nhìn ra dáng của một bà bầu và vẫn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Các chỉ số thai nhi 26 tuần có những sự phát triển rõ rệt.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc: ” Thai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn”.  Thông thường, ở tuần 26, bé thường nặng khoảng 700-900 gram. Chiều dài của bé ở tuần thai này đạt khoảng hơn 36 cm tính từ đầu tới gót chân. Hãy bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng để em bé của bạn có chỉ số đạt chuẩn với tuần 26. Đây cũng là trang bị mà mẹ chuẩn bị cho bé yêu chào đời khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? 

Như đã nhắc ở tuần 25, thai nhi của bạn giai đoạn này đã có nhiều sự thay đổi; nhất là việc mỡ dưới da lắng đọng có chức năng vật lý làm thay đổi màu da và giúp bé có da căng bóng; và chức năng chuyển hóa thành năng lượng, tạo nhiệt giữ ấm cho trẻ sau sinh. Ở tuần thứ 26, lông mày và lông mi của thai nhi đã có hình dạng nhất định. Tóc của bé bắt đầu xuất hiện và nhiều dần ở thời điểm này. Dấu vân tay và vân chân đã được hình thành khi mẹ mang thai ở tuần 26.

Mang thai tuần thứ 26 - Những điều cơ bản mẹ cần nắm

Dưới đây là một số thay đổi rõ ràng của thai nhi ở tuần thứ 26 mẹ cần nắm:

  • Chức năng phổi tiếp tục phát triển. Bé hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi bé sẽ nuốt luôn chất dịch này. Mang thai tuần thứ 26 nhiều mẹ bầu cảm nhận rõ sự chuyển động của bé; do bé sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá và đôi khi là nấc cụt.
  • Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn ở tuần thai này. Những giấc ngủ này rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé.
  • Bộ não của thai nhi ở tuần thứ 26 hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn hơn.

Em bé tuần thứ 26 cực kỳ hiếu động. Dây rốn lấy dinh dưỡng từ mẹ đã dày và khỏe hơn. Bởi vậy, mẹ bầu mang thai tuần thứ 26 hãy ăn uống đầy đủ hơn để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu nhé.

Thai nhi 26 tuần đạp như thế nào?

Mang thai tuần thứ 26 tương đương với thai nhi hơn 6 tháng nên mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng chuyển động của bé yêu. Vào lúc này, nhiều mẹ cũng có thói quen theo dõi tần suất bé đạp hoặc tò mò thai nhi 26 tuần đạp như thế nào. Nhiều mẹ lại gặp phải tình trạng thai nhi 26 tuần đạp bụng dưới. Thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thai nhi 26 tuần đạp như thế nào là bình thường.

Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm

Thai nhi 26 tuần đạp nhiều là do sự chuyển động của bé tăng dần theo thời gian phát triển. Khi các cơ quan như chân, tay đã hoàn thiện thì bé sẽ đạp ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, bé chỉ đạp nhiều trong một tần suất nhất định. Nếu mẹ bầu mang thai tuần thứ 26 gặp phải tình trạng bé đạp quá nhiều lần trong một ngày; hãy nghĩ ngay đến việc có thể đây là nguy cơ của vấn đề bé thiếu dinh dưỡng hoặc dây rốn quấn quanh cổ gây thiếu oxi.

Thai nhi 26 tuần chuyển động bao gồm những cú đá, sự quay tròn, rướn người, cuộn và thúc mạnh. Nếu trong vòng 2 giờ khi mẹ thực hiện đếm thai máy mỗi ngày; mẹ không cảm nhận được 10 chuyển động của bé thì mẹ hãy gặp ngay bác sĩ nhé.

Thai nhi 26 tuần đạp nhiều bụng dưới – bé của mẹ vẫn ổn

Thai nhi 26 tuần đạp nhiều bụng dưới thì mẹ cũng không cần phải lo lắng quá nếu điều đó nếu lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn khi dạ dày của mẹ nạp nhiều thức ăn. Bé đạp nhiều ở bụng dưới có nghĩa là bé đã được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn.
  • Sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài quá ồn: Nếu môi trường bên ngoài bụng mẹ quá ồn, tiếng nhạc quá lớn thì nhiều lúc thai nhi của bạn cũng đạp nhiều bụng dưới. Bé thường thích thú với âm thanh tươi vui và đạp vào bụng mẹ thể hiện mong muốn được ra ngoài không gian ấy.
  • Tư thế nằm của mẹ khiến bé đạp nhiều ở bụng dưới. Thực tế chứng minh rằng, khi mẹ nằm nghiêng sang trái bé sẽ đạp nhiều bụng dưới hơn. Tư thế này giúp làm tăng lượng máu và dinh dưỡng cho em bé của bạn.

Lưu ý cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 26

Mang thai tuần thứ 26 là tuần mà em bé của bạn phát triển khá nhanh. Bạn sẽ cảm thấy cân nặng của mình tăng khá bất ngờ. Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy bước chân trở nên vụng về khi ở tuần thai này. Ở giai đoạn này, mẹ sẽ tăng tầm 9 -10,5kg. Ngoài ra, còn một số thay đổi đáng chú ý khác mà mẹ cũng cần nắm rõ để chuẩn bị bước vào tam cá nguyệt thứ ba.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 26

Ở tuần thai thứ 26, bụng mẹ đã to ra, ngực cũng to và đầu vú thâm đen. Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng, cảm giác nóng rát từ đấy xương ức đến cổ họng dưới. Khi thai nhi ở tuần thứ 26, mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ.

Xem thêm: Xăm Hình Khi Mang Thai Nên Hay Không?

Thai 26 tuần gò cứng bụng, mẹ nên làm gì?

Vào tuần thứ 26, cơn gò sinh lý Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn các tuần trước đó. Cảm giác gò bụng là do các cơ tử cung gò cứng hoặc cuộn lại khiến mẹ bầu có cảm giác căng tức khoảng 30-60 giây. Mỗi ngày có thể xuất hiện cơn gò cứng bụng vài lần hoặc vài ngày mới có. Đây là cơn co chuyển dạ giả vì nó không làm giãn mở cổ tử cung, không khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng. Cơn gò chuyển dạ giả cho thấy đây chỉ là một cuộc tập dượt cho việc tử cung của mẹ bầu đã sẵn sàng cho các cơn chuyển dạ thật sự.

Nếu thai 26 tuần gò cứng bụng, mẹ chỉ cần thay đổi tư thế nằm, ngồi hoặc nghỉ ngơi sẽ hết. Một số nguyên nhân của cơn gò là do tâm lý của mẹ bầu hoặc áp lực của thai nhi lên tử cung quá lớn. Hệ xương của thai nhi phát triển hay mẹ bầu gặp phải táo bón cũng là nguyên nhân của hiện tượng này. Cơn gò sinh lý này không nguy hiểm nên mẹ đừng lo lắng quá. Hãy thư giãn, thoải mái và nghỉ ngơi để những cơn gò sinh lý này không khiến bạn khó chịu.

Cơn gò sinh lý này chỉ thực sự nguy hiểm khi bụng bầu bị lệch hẳn sang một bên trong thời gian dài. Hoặc mẹ có cảm giác bụng như bị nhồi lên nhồi xuống liên tục; đi kèm với triệu chứng đau lưng, chuột rút, xuất huyết âm đạo. Hãy gặp ngay bác sĩ để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân.

Thai 26 tuần cần làm xét nghiệm gì?

Mẹ bầu mang thai tuần thứ 26 sẽ cần làm một số xét nghiệm thêm để kiểm tra sức khỏe. Một số xét nghiệm và kiểm tra sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và phong cách khám của bác sĩ.

  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm nếu mẹ chưa làm xét nghiệm trong những tuần thai trước
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung, chiều cao của đáy vị
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Tiêm vacxin chống bệnh bạch hầu.

Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 26 mà Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general