Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20

Sang tuần thứ 20, mẹ đã đi được một nửa chặng đường mang thai đứa con 9 tháng 10 ngày. Thai nhi bắt đầu di chuyển, cử động và “trêu đùa” mẹ nhiều hơn và các triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai tuần thứ 20 cũng làm mẹ cảm thấy mệt mỏi. Trong bài viết dưới đây, Blog mẹ và bé sẽ giải thích thêm về sự phát triển thai nhi 20 tuần, sự thay đổi trong cơ thể và những lời khuyên cho mẹ trong tuần này. Hãy cùng khám phá!

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi

Thai nhi 20 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Thời gian này, bé đang có kích thước chiều dài khoảng 19, 7 cm và nặng khoảng 0,26 kg. Lớp da bao bọc xung quanh cơ thể bé ngày càng dày hơn và em bé cũng đã có dấu vân tay, vân chân cho riêng mình. Tóc em bé cũng đang mọc nhiều hơn.

Bộ phận sinh dục thai nhi 20 tuần đã có sự phát triển rõ ràng, hệ thống tiết niệu của bé đã được hình thành đầy đủ. Bộ phận sinh dục bé gái lúc này sẽ xuất hiện khoảng 7 triệu quả trứng và số trứng này sẽ dần biến mất đến khi bé chào đời còn khoảng 2 triệu quả trứng. Thời điểm này, tỷ lệ siêu âm bé trai hay bé gái thường cho kết quả chính xác trên 90% thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi 20 tuần. 

Em bé của mẹ tuần thứ 20 vẫn đang trong quá trình phát triển theo một chu kỳ ngủ – thức dậy nhất định và cũng phản ứng nhanh hơn với các âm thanh ngoài cơ thể mẹ. Đôi khi, những tiếng động lớn cũng có thể đánh thức giấc ngủ làm trẻ thức dậy. Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 5 cũng đã đi vào cố định theo thói quen của bé.

Hình ảnh thai 20 tuần dưới đây sẽ giúp ba mẹ hình dung rõ hơn về em bé trong bụng mẹ bầu 20 tuần đang có hình dáng trông như thế nào.

Cơ thể của mẹ khi mang thai tuần thứ 20

Vào thời điểm này, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn về sự “nghịch ngợm” của em bé trong bụng.  Cũng như những tuần trước, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cùng sự phát triển nhanh chóng của em bé trong bụng là nguyên nhân khiến bạn có thể xuất hiện các triệu chứng mang thai tuần thứ 20 dưới đây:

  • Táo bón. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cùng áp lực chèn ép từ tử cung đến ruột là nguyên nhân chính dẫn đến  táo bón. Mặc dù tình trạng này có thể gây khó chịu nhưng uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ hơn có thể giúp mẹ bầu giảm bớt được tình trạng này.
  • Nghẹt mũi và chảy máu cam. Lượng hormone tăng lên và lượng máu tăng thêm khi mang thai có thể làm cho mạch máu trong mũi bị sưng và khô. Điều này có thể dẫn đến cả nghẹt mũi và chảy máu cam. Mẹ bầu nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng này.
  • Đau lưng dưới. Khi bụng bầu 20 tuần to lên và tăng cân khi mang thai. bạn có thể thấy lưng bị đau, đặc biệt là vào cuối ngày. Đi giày đế thấp, tập thể dục nhẹ nhàng đồng thời đeo đai nâng đỡ bụng là các biện pháp bạn có thể làm để ngăn ngừa hoặc giảm bớt cảm giác khó chịu này.
  • Tính hay quên. Mẹ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung hơn trước đây và mẹ có thể thấy rằng mình đang quên những điều nhỏ nhặt trong giai đoạn mang bầu này. Để ứng phó, mẹ bầu có thể tạo lời nhắc (trên giấy, sticker hoặc note trên điện thoại) đồng thời để cho bản thân thêm chút thời gian giải lao trong khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung của bạn.
  • Bàn chân sưng tấy. Cân nặng tăng lên cùng sự tích nước trong cơ thể là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng phù nề tay và chân. Để mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, mẹ có thể cần tăng cỡ giày. Ngoài ra, hãy thử gác chân lên gối hoặc gác chân thường xuyên nếu có thể.

Trên đây là các triệu chứng mang thai tuần thứ 20 mà các mẹ bầu đều hay gặp phải. Ngoài ra thì mẹ bầu cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác nữa như chóng mặt, nám da, ợ nóng, khó tiêu, chuột rút, lỗ rốn nhô ra ngoài…. Đừng quá lo lắng, mẹ bầu 20 tuần nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể thư giãn, thoải mái hơn. Tránh để cơ thể luôn mệt mỏi và cáu gắt, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ.

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 20

Những lời khuyên dưới đây hy vọng sẽ giúp mẹ bầu tuần 20 và em bé trong bụng mẹ khoẻ mạnh và thoải mái:

Tăng cường bổ sung sắt

Bà bầu tuần thứ 20 nên ăn gì? Bên cạnh các loại thực phẩm giàu axit folic, chất xơ, vitamin, DHA,.. thì hãy nhớ tăng cường bổ sung sắt trong giai đoạn này. Việc bổ sung sắt khi mang thai là điều cần thiết vì sắt hỗ trợ quá trình sản xuất huyết sắc tố ở thai nhi và ngăn ngừa thiếu máu, nhẹ cân và sinh non.

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như thịt nạc đỏ, thịt heo, đậu khô, trái cây sấy, các loại ngũ cốc. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt thông qua thuốc uống với liều lượng phù hợp.

Tăng cân phù hợp

Mẹ bầu đang mang trong mình một cơ thể bé bỏng, đồng nghĩa với việc ăn uống cũng có nhiều thay đổi. Mẹ cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cơ thể mẹ luôn khoẻ mạnh, em bé hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển tốt. 

Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng cần được lên kế hoạch một cách khoa học để cân nặng tăng lên hợp lý – không quá ít và cũng không được quá nhiều. Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, bà bầu chỉ nên tăng trung bình 0,5 kg mỗi tuần hoặc theo ý kiến chỉ định từ bác sĩ. 

>> Xem thêm: Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì?

Tập thể dục thường xuyên

Các chuyên gia khuyên rằng, tập thể dục đều đặn hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe thai phụ. Giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, ngăn ngừa một số triệu chứng khi mang thai đồng thời giúp mẹ có thêm sức khoẻ để quá trình vượt cạn dễ dàng hơn. Đi bộ, bơi lội, Yoga hoặc Pilates là những lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ mang thai tuần thứ 20.

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu

Tình trạng phù nề chân và đau lưng sẽ nghiêm trọng hơn nếu mẹ ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu phải dành nhiều giờ để làm việc trên văn phòng, bạn nên thay đổi tư thế sau mỗi giờ làm việc. Đi bộ thư giãn hoặc thực hiện một vài động tác duỗi tay, duỗi chân để cải thiện lưu thông máu, các khớp xương linh hoạt để cơ thể thoải mái hơn.

Khám thai tuần 5 (18-20)

Ở lần khám thai tuần thứ 20, bác sĩ cũng sẽ chỉ định mẹ làm các thăm khám như cân nặng, đo huyết áp, khám thai, thử nước tiểu, siêu âm, chọc ối và xét nghiệm Triple Test để kiểm tra tình hình sức khoẻ cả mẹ và bé, giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như rối loạn gen, dị tật ống thần kinh, sảy thai, dị tật….

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến giai đoạn mang thai tuần thứ 20Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general