Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần tham khảo

Thông thường, người phụ nữ có thể biết mình mang thai ở tuần thứ 5 thông qua nhiều dấu hiệu, phổ biến nhất là chậm kinh. Đây cũng là thời điểm que thử thai có thể cho kết quả chính xác lên tới 99%. Mẹ hãy hình dung rằng, giai đoạn này em bé đã chắc chắn tồn tại trong cơ thể mình. Và việc bổ sung kiến thức trong giai đoạn mang thai là yếu tố tiên quyết giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là một số kiến thức mang thai tuần 5 mẹ có thể tham khảo, hãy cùng Blog mẹ và bé theo dõi ngay nhé!

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi – Nhịp tim có thể nghe thấy

mang thai tuan 5

Thai 5 tuần kích thước bao nhiêu? Khi được 5 tuần, em bé có kích thước xấp xỉ 1/17 inch hoặc 1,5 mm. Bạn có thể hình dung em bé trong bụng đang trong hình dạng như như một hạt dâu tây. Giai đoạn này, cân nặng và chiều cao của thai nhi trong bụng bắt đầu phát triển nhanh chóng, các hệ thống cơ quan chính của cơ thể đang bắt đầu được hình thành, đặc biệt là não và tim.

Trái tim đã hoàn thiện đầy đủ, nhịp tim bắt đầu ổn định và đập khoảng 100 – 160 lần/phút. Đây cũng là dấu hiệu thai 5 tuần phát triển bình thường. Mạch máu trong cơ thể đã hình thành và máu cũng bắt đầu lưu thông theo nhịp đập của tim. Một chuỗi các mạch máu này kết nối em bé và mẹ, và sẽ trở thành dây rốn. Đồng thời, lớp tế bào bên ngoài của phôi thai sẽ phát triển thành rãnh và gấp lại để tạo thành một ống rỗng gọi là ống thần kinh. Đây sẽ trở thành não và tủy sống của em bé sau này.

Các triệu chứng mang thai tuần thứ 5

mang thai tuan 5

Nhiều người lần đầu tiên biết rằng họ đang mang thai ở tuần thứ 5 thông qua dấu hiệu trễ kinh và que thử thai cho kết quả hai vạch. Các triệu chứng mang thai ở mỗi người là khác nhau và không thể đoán trước. Tương tự như vậy, bạn có thể bị buồn nôn trong lần mang thai đầu tiên, nhưng không bị ốm nghén trong lần mang thai sau.

Mức độ tăng nhanh chóng của các hormone gonadotropin màng đệm người (hCG) và progesterone là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng mang thai mà bạn gặp phải. Và dưới đây là một số dấu hiệu mang thai tuần thứ 5:

  • Không có triệu chứng?

Đừng lo lắng. Nhiều phụ nữ chưa cảm thấy gì trong tuần này. Trên thực tế, hầu hết các triệu chứng mang thai đều không xuất hiện sớm, nó sẽ biểu hiện rõ nét nhất ở tuần thứ 6 của thai kỳ.

  • Ngực mềm, sưng tấy

Căng ngực có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Nồng độ hormone tăng lên thúc đẩy lưu lượng máu, có thể khiến ngực bạn sưng , đau, ngứa ran và nhạy cảm bất thường khi chạm vào.

  • Mệt mỏi

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mệt mỏi khi mang thai.

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

Ốm nghén là cảm giác buồn nôn có thể ập đến bất cứ lúc nào trong ngày. Nó thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nhưng nó có thể bắt đầu sớm nhất là 4 tuần. Và triệu chứng này có thể sẽ giảm bớt vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Một số phụ nữ cũng sẽ bị chuột rút.

  • Đi tiểu thường xuyên

Khi tử cung của bạn mở rộng để có chỗ chứa em bé, nó có thể ép vào bàng quang khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

  • Đau quặn bụng

Bạn có thể bị chuột rút nhẹ hoặc đầy hơi. Điều này có thể do trứng làm tổ hoặc do tử cung của bạn bị căng ra. Ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế có thể khiến những cơn đau này dễ nhận thấy hơn. Mặc dù những cơn đau nhẹ ở vùng bụng dưới là dấu hiệu thường thấy ở phụ nữ mang bầu, nhưng hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn thấy cơn đau dữ dội liên tục nhiều ngày.

Khám thai lần đầu tiên – cột mốc đáng nhớ của người phụ nữ

mang thai tuan 5

Tuần 5 cũng là mốc khám thai đầu tiên, giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của bé, đồng thời phát hiện và can thiệp kịp thời những bất thường có thể xảy đến với bé. Việc khám thai lần đầu thường diễn ra khi bà bầu có thai khoảng 5 – 8 tuần. Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao của cơ thể người mẹ nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. 
  • Xét nghiệm máu về hormone Hcg nếu mẹ siêu âm chưa rõ túi thai hoặc thai nhi có biểu hiện bất thường.
  • Kiểm tra huyết áp để phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật thường xảy ra với những thai.
  • Siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,…

Tại buổi khám này, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ bầu cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai, tư vấn lối sống, dặn dò các loại thuốc và thực phẩm cần tránh trong suốt thai kỳ để bé luôn khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Những lưu ý mang thai tuần thứ 5

mang thai tuan 5

  • Tránh thùng rác, vệ sinh thú cưng

Theo các chuyên gia, những bà mẹ sắp sinh không nên dọn hộp vệ sinh thùng rác, thú cưng. Nó có thể gây ra một bệnh nhiễm trùng được gọi là bệnh toxoplasma, có thể gây hại cho thai nhi.

  • Lên lịch đến phòng khám nha khoa vệ sinh răng miệng

Việc làm sạch răng là việc làm cần thiết trong giai đoạn mang thai vì khoảng 40% các bà mẹ sắp sinh mắc bệnh nha chu, làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu y khoa, đặc biệt là Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ.

  • Mang thai tuần 5 kiêng ăn gì?

Đã đến lúc loại bỏ một số món ăn khỏi thực đơn, chẳng hạn như thực phẩm chưa được tiệt trùng và thịt, cá và trứng chưa nấu chín; các loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ và không có nguồn gốc rõ ràng. Mẹ bầu ăn phải có thể gây ra các bệnh truyền qua thực phẩm không tốt cho em bé. Bạn cũng nên cắt giảm lượng caffeine các loại đồ uống có cồn như rượu, bia và các loại nước có ga.

>>> Xem thêm: Mang thai tuần 5 nên ăn gì?

  • Tập thể dục một cách an toàn

mang thai tuan 5

Bạn có nên hay không nên tập thể dục khi mang thai tuần thứ 5? Tất cả điều đó phụ thuộc vào việc bạn cảm thấy như thế nào khi tập luyện. Nếu bạn cảm thấy cơ thể luôn ì ạch khi mang thai được 5 tuần tuổi, hãy thử bước ra ngoài thư giãn bằng cách đi bộ. Rất có thể, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn – cả từ không khí trong lành và bài tập – sau khoảng 15 phút.

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein

Protein đóng vai trò cân bằng năng lượng, đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi trong bụng mẹ. Protein cũng đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển của mô tử cung và ngực. Thiếu dưỡng chất quan trọng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não bộ cũng như sức khỏe em bé. Thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, đậu hoặc các sản phẩm từ đậu nành, đặc biệt là đậu phụ hoặc edamame là các loại thực phẩm giàu protein mà bạn cần tăng cường bổ sung trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt là giai đoạn tuần thứ 5 của thai kỳ. 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức quan trọng mẹ bầu mang thai tuần thứ 5 có thể tham khảo. Blog mẹ và bé chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Mẹ đừng quên truy cập vào Blog mẹ và bé thường xuyên để tìm đọc các bài viết hữu ích khác liên quan đến chủ đề mẹ bầu và chăm sóc con cái nhé!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general