Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?

Thai nhi 36 tuần đồng nghĩa với việc chỉ còn gần 4 tuần nữa em bé sẽ ra đời. Thai nhi ở thời điểm này đã rất giống với trẻ sơ sinh với làn da mịn màng, chân tay nhỏ nhắn. Thai nhi 36 tuần bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ; đánh dấu bước phát triển và hoàn thiện cuối cùng để sẵn sàng cho giây phút chào đời. Chỉ số thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ ra sao trong tuần này? Hãy cùng Blog mẹ và bé tìm hiểu ngay kiến thức mang thai tuần thứ 36 ngay trong bài viết nhé!

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần

Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?

Thai 36 tuần tuổi đã phát triển và dần hoàn thiện hơn. Em bé của bạn đã tăng trưởng gần như hết cỡ với khuôn mặt đầy đặn, cơ miệng phát triển và sẵn sàng làm việc. Tính từ thời điểm này trở đi, em bé đã được xem là ” đủ ngày, đủ tháng”. Nếu mẹ có dấu hiệu chuyển dạ thì cơ thể bé đã thích ứng được với môi trường bên ngoài.

Dấu hiệu đánh dấu sự phát triển ở thai nhi 36 tuần

Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?

  • Em bé tăng trưởng chậm lại: Tuần thứ 36 là thời điểm thai nhi gần như sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh nhỏ hẹp để chào đời. Bé ít đạp hơn và nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng cho quá trình chào đời sắp tới.
  • Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ: Lớp sáp bao phủ cơ thể bé trong suốt 9 tháng qua sẽ biến mất do thai nhi nuốt vào và làm cho ruột bắt đầu hoạt động. Quá trình nuốt các chất khác cũng là nguyên nhân mẹ sẽ nhìn thấy phân xanh đen trong miếng tã lót đầu tiên của bé.
  • Phát triển đôi tai: Lúc này, thính giác của bé đã rất nhạy bén. Bé đã có thể nhận ra giọng nói và những âm thanh quen thuộc.
  • Xương toàn thân và hộp sọ mềm: Các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa liền hẳn để giúp cho đầu thai nhi dễ dàng di chuyển qua kênh sinh. Hầu hết xương và sụn của bé cũng khá mềm; cho phép việc chuyển dạ và quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
  • Hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng: Mặc dù nhiều cơ quan trong cơ thể đã được hoàn thiện chức năng nhưng hệ tiêu hóa của bé vẫn cần thêm một chút thời gian. Các chất dinh dưỡng bé nhận từ mẹ chủ yếu là qua dây rốn nên hệ tiêu hóa sẽ chưa hoạt động. Hệ tiêu hóa sẽ hoàn thiện đủ chức năng như bình thường sau khi bé chào đời từ 1 – 2 năm.
  • Hệ thống miễn dịch đã phát triển đầy đủ: Nó đảm bảo có thể bảo vệ bé yêu khỏi nhiễm trùng từ môi trường ngoài tử cung nếu được sinh ra ở thời điểm này.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Chỉ số thai nhi 36 tuần

Thai nhi 36 tuần có cân nặng khoảng 2,8kg hoặc nhiều hơn một chút.Trong trường hợp thai 36 tuần nặng 2kg6; mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng để bé tiếp tục phát triển. Chiều dài của bé lúc này khoảng 47,4 cm – 51,2 cm tính từ đầu cho đến gót chân. Với kích thước như vậy, em bé dường như đã chiếm hết không gian trong túi ối.  Do đó, mẹ sẽ không thấy bé thực hiện những cú đạp nhiều như trước nữa. Tuy nhiên, bé vẫn đang có cử động giãn người, cuộn mình và ngọ nguậy.

Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?

Ở tuần thứ 36, chỉ số siêu âm thai cũng gần như đã hoàn chỉnh. Dưới đây là những mức chỉ số an toàn:

  • Đường kính lưỡi đỉnh BPD: 83 – 96 mm, trung bình 90mm
  • Chu vi vòng bụng AC: 285 – 375mm, trung bình 318mm
  • Chiều dài xương đùi FL: 64 – 79mm, trung bình 70mm
  • Chu vi vòng đầu HC: 309 – 352mm, trung bình 324mm.

Mang thai tuần thứ 36 mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn đôi chút. Em bé đã bắt đầu di chuyển vị trí dần xuống đường sinh; không còn tạo áp lực lên phổi của mẹ nữa.  Thông qua hình ảnh siêu âm thai 36 tuần; các bác sĩ sẽ kiểm tra em bé có xoay về phía cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng quá nếu em bé chưa quay đầu ở thời điểm này. Phần lớn thai nhi sẽ quay đầu vào những tuần cuối của thai kỳ. Các trường hợp chỉ định sinh mổ thường ở ngôi bất thường như ngôi mông hoặc ngôi chân. Do đó, từ tuần thai này mẹ hãy đi khám 1 lần 1 tuần để theo dõi thêm những bất thường nếu có.

Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 36

Hành trình mang thai của mẹ đã đi dần đến ngày kết thúc. Tuy nhiên, thời điểm thai 36 tuần mẹ bầu vẫn còn gặp nhiều triệu chứng khó chịu của thai kỳ. Việc trang bị những kiến thức về sự thay đổi trong cơ thể mình; hay nắm  bắt dấu hiệu chuyển dạ là điều vô cùng cần thiết. Blog mẹ và bé sẽ giúp bạn tổng hợp một số thông tin cần thiết cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 36.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ mang thai tuần thứ 36

Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?

  • Đau vùng xương chậu: Áp lực và sự thay đổi vị trí của thai nhi là nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng xương chậu. Để giảm bớt khó chịu, hãy thư giãn ngay bằng các bài tập đơn giản, tắm nước ấm; hay đơn giản hơn là massage thư giãn.
  • Xuất hiện dịch nhầy: Dịch nhầy ở cổ tử cung có nhiệm vụ đóng nắp túi ối bắt đầu bong ra. Đây có thể là dấu hiệu hé mở tử cung. Dịch nhầy này khá đặc, màu hồng nhạt hoặc có màu trắng đục.
  • Tay chân phù nề: Triệu chứng này sẽ càng ngày càng rõ ràng hơn kể từ tuần 36 trở đi. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều nước để loại bỏ natri dư thừa và các chất khác.
  • Mất ngủ: Mang thai tuần thứ 36 với bụng bầu khá to sẽ khiến mẹ khó tìm tư thế ngủ thoải mái. Lời khuyên hữu ích dành cho bạn chính là sử dụng gối bà bầu để kê bụng giúp giấc ngủ ngon hơn.
  • Ngứa bụng: Da bụng bị kéo căng nên tình trạng ngứa bụng xảy ra từ tuần thai thứ 36. Hãy sử dụng kem có chứa bơ ca cao hoặc vitamin E để làm giảm cảm giác ngứa khó chịu.
  • Chứng ợ nóng, táo bón, đầy hơi khó tiêu: Chia nhỏ các bữa ăn và ăn chậm rãi sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
  • Đi tiểu thường xuyên: Do thai nhi quay đầu gây ra đau nhức và tắc nghẽn bàng quang nên mẹ sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Mẹ bầu tuyệt đối không được giảm lượng nước nạp vào cơ thể mà phải uống đủ để có đủ lượng nước ối cần thiết.

Thai 36 tuần gò cứng bụng xử lý ra sao?

Hiện tượng gò cứng bụng ở tuần thứ 36 của thai kỳ là rất dễ thấy. Các cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn và khó chịu hơn. Trong trường hợp mẹ gặp các cơn chuyển dạ giả; hãy thay đổi tư thế để được thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần phân biệt các cơn gò Braxton Hicks với dấu hiệu chuyển dạ sớm ở tuần thai này. Nếu cơn đau ngày càng nhiều và thời gian giữa các cơn đau ngày càng ngắn; mẹ bầu nên đến gặp ngay bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Siêu âm thai 36 tuần tuổi và xét nghiệm cần thiết

Khám thai tuần 36 gồm những gì? Việc khám thai tuần 36 là cần thiết, chúng bao gồm việc thăm khám, siêu âm và thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Siêu âm thai 36 tuần cho biết những chỉ số quan trọng để giám sát tình hình sức khỏe và phát triển của bé trong bụng mẹ. Các chỉ số thai 36 tuần đã khá hoàn chỉnh và cho phép dự đoán tình trạng của bé sau khi chào đời. Siêu âm Doppler thai thường được thực hiện ở những tháng cuối. Kỹ thuật này cho phép đo dòng chuyển động máu trong tĩnh mạch và các bộ phận cơ thể khác. Siêu âm Doppler thai 36 tuần được khuyến khích thực hiện. Điều này giúp bác sĩ xác định thai nhi có được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng hay không.

Ngoài việc siêu âm Doppler ở tuần 36, mẹ bầu cũng cần xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ( GBS) từ thời điểm này. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B giúp loại bỏ nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng sau sinh. Nếu mẹ mang thai nhiễm GBS, bạn sẽ được cho dùng kháng sinh IV cần thiết; mọi nguy cơ đối với em bé của bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Sinh con ở tuần 36 có sao không? 

Thai kỳ được coi là đủ tháng khi trên 39 tuần. Việc sinh con ở tuần 36 được coi là sinh non và gặp phải một số rủi ro. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu bắt buộc phải sinh sớm theo chỉ định của bác sĩ vì tiền sản giật, động thai hay vỡ ối sớm. Việc sinh con ở tuàn 36 sẽ gặp ít biến chứng hơn so với sinh con ở tuần 35 và các tuần trước đó. Trẻ em sinh non 36 tuần sẽ phải nhập viện để chăm sóc đặc biệt.

Rủi ro lớn nhất khi sinh con ở tuần 36 là việc trẻ mắc hội chứng suy hô hấp RDS. Về sau, bé sinh ra ở tuần 36 tuần sẽ có nguy cơ cao mắc vấn đề về thể chất, tinh thần so với bé sinh đủ tháng như: bại não, kết quả học tập kém, cần chuyên gia can thiệp sớm, có vấn đề về hành vi và tâm lý…

Lưu ý cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 36

Khi mang thai ở tuần thứ 36, mẹ bầu cần lưu ý đến sự phát triển của thai nhi và những triệu chứng thường gặp; những triệu chứng bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.  Hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để sẵn sàng đón em bé chào đời một cách khỏe mạnh:

  • Lưu ý sự chuyển động của thai nhi kể cả là chuyển động nhỏ nhất. Nếu thai 36 tuần đạp nhiều hơn so với bình thường khoảng 20 lần/ngày thì khả năng cao là mẹ đang căng thẳng. Khi bé thai máy ít hẳn hoặc dường như không có phản ứng lại trước những tác động từ bên ngoài thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
  • Học cách nhận biết các dấu hiệu thông qua dịch nhầy âm đạo.
  • Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho em bé của bạn cũng như đồ dùng cần thiết cho ngày chuyển dạ.
  • Thư giãn tối đa để tránh căng thẳng và mất ngủ.Sự thay đổi hormone và mất ngủ có thể gây ra trầm cảm, lo lắng và căng thẳng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6
  • Bổ sung nhiều đạm protein và axit béo omega 3 từ thực phẩm.

Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?

Mang thai tuần thứ 36 là thời điểm rất nhạy cảm và khiến mẹ có thể sinh sớm; đặc biệt là đối với trường hợp song thai 36 tuần. Hãy thăm khám thường xuyên hơn để phát hiện bất thường và có những biện pháp can thiệp sớm.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần biết

Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 36 mà Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general