Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ

Ở tuần thứ 34 thai nhi vẫn không ngừng hoàn thiện tất cả các cơ quan để chuẩn bị cho ngày chào đời. Bây giờ bé đã quá lớn so với không gian túi ối của mẹ. Do đó, mẹ cần thăm khám thường xuyên hơn với bác sĩ để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Nhiều mẹ có thắc mắc: thai 34 tuần sinh được chưa? Thai 34 tuần có nên siêu âm 4D? Hay thông tin bảng cân nặng thai nhi 34 tuần? Hãy cùng Blog mẹ và bé tìm hiểu ngay kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 34 trong bài viết này nhé.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần

Mang thai tuần thứ 34 - Kiến thức cần thiết dành cho mẹ

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Ở tuần thứ 34 này, kích thước của thai nhi đã nặng khoảng 2,15kg – 2,3kg. Chiều dài của em bé khoảng gần 47-48 cm tính từ đầu đến gót chân. Đến tuần thai này, hầu hết các em bé đã sẵn sàng ở vị trí sinh và thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ có thể biết được điều đó. Dưới đây là một sự phát triển, hoàn thiện của bé ở tuần thứ 34.

  • Tinh hoàn di chuyển đến bìu: Tinh hoàn đã được hình thành và đang trong giai đoạn di chuyển đến bìu. Chỉ có khoảng 3-4% bé trai quá trình di chuyển tinh hoàn đến bìu diễn ra lâu hơn.
  • Sản xuất hormone giới tính. Ở thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, cả bé trai và bé gái đều sản xuất hormone giới tính. Do đó, khi chào đời, bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện lớn và sưng. Đối với bé trai, khi chào đời, da bìu có xuất hiện sắc tố sẫm màu trong vài tuần chào đời.
  • Lớp sáp bảo vệ da dày thêm: Vernix – lớp phủ sáp bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhày để bôi trơn trong quá trình sinh nở của bé đang dày lên trong thời gian chuẩn bị sinh.
  • Hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện. Thai nhi 34 tuần tiếp tục hoàn thiện hệ tiêu hóa. Điều này cho phép bé sẵn sàng hấp thụ sữa mẹ khi được sinh ra. Các cơ quan khác của bé cũng đã có thể tự hoạt động. Nhiều mẹ lo lắng thai 34 tuần sinh được chưa hay sinh non ở tuần 34 không phải lo lắng vì khi này bé đã sẵn sàng được sinh ra và có thể sống sót ngoài bụng mẹ.
  • Hệ thống thần kinh trung ương hoàn thiện.  Hệ thống thần kinh trung ương và phổi của thai nhi tiếp tục hoàn thiện trong tuần thứ 34 này. Mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng để bé phát triển tốt nhất.

Mang thai tuần thứ 34 cơ thể mẹ có thay đổi nào?

Ở giai đoạn thai 34 tuần, bé đã có phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất. Do đó, mẹ sẽ đôi khi gặp phải tình trạng ợ nóng hay vấn đề về đường tiêu hóa. Một số bà bầu 34 tuần sẽ gặp phải những cơn co thắt tử cung; tử cung co cứng lại với biểu hiện khá giống chuyển dạ. Sự thay đổi về nội tiết tố cũng khiến mẹ bầu trong tuần thai này có khả năng suy giảm thị lực, mắt khô và khó chịu đặc biệt là với mẹ bầu đeo kính. Nếu vấn đề về thị lực ngày càng nghiêm trọng hơn thì rất có thể đây là dấu hiệu của tiền sản giật. Mẹ bầu hãy lưu ý và thăm khám ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Những triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai tuần thứ 34

  • Đau xương chậu: Ở thời điểm này, thai nhi đang trong quá trình hạ thấp xuống khung xương chậu để chuẩn bị chào đời. Do đó, đau xương vùng chậu là triệu chứng thường xuất hiện ở mẹ bầu mang thai tuần thứ 34. Cảm giác càng khó chịu hơn khi nó xuất hiện cùng với sự khó chịu ở lưng dưới; như có cái gì đó đè nặng lên khu vực bàng quang.
  • Đầy hơi và chướng bụng: Trong tuần thai thứ 34, nhiều mẹ thường gặp phải tình trạng căng thẳng và lo lắng khi việc chuyển dạ sắp tới gần. Phụ nữ mang thai thường nuốt không khí vào bụng nên việc đầy hơi là đương nhiên. Mẹ bầu hãy thư giãn bằng cách tập hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng nhé.
  • Ngực nở nang, tuyến vú phát triển: Ở tuần thai này, hầu hết các mẹ đều sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bầu ngực của mẹ trở nên căng đầy hơn đôi khi sẽ gây ra tình trạng da bị căng và trở nên ngứa. Hãy chọn áo ngực phù hợp và kem dưỡng ẩm. Lưu ý, không nên bỏ áo ngực vì sau đó rất dễ mắc phải tình trạng ngực chảy xệ.
  • Sưng mắt cá chân, phù bàn chân: Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu mang thai tuần thứ 34. Hãy giảm thời gian đứng càng nhiều càng tốt; khi ngồi mẹ hãy sử dụng một chiếc gối để kê chân nhé.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Phụ nữ mang thai tuần thứ 34 thường tăng tiết dịch âm đạo do ảnh hưởng của hormone thai kỳ. Chúng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, kích thích lớp màng nhầy dẫn đến tăng lượng dịch tiết ra ở âm đạo.
  • Táo bón, bệnh trĩ: Khi càng đến gần ngày chuyển dạ, phụ nữ mang thai thường gặp táo bón ngày càng nặng hơn. Hãy bổ sung nước nhiều hơn, tăng cường chất xơ từ nguồn thức ăn đa dạng để tránh gây ra bệnh trĩ do táo bón thường xuyên.
  • Rạn da: Do trọng lượng cơ thể tăng nhanh, bụng phát triển quá to nên mẹ bầu 34 tuần thường gặp phải tình trạng rạn da. Lời khuyên dành cho mẹ chính là cố gắng giữ cân nặng tăng chậm, ổn định.
  • Tóc mọc nhanh: Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, lông và tóc sẽ mọc nhanh hơn và trở nên bóng hơn.
  • Khó thở:  Trọng lượng và kích thước của thai nhi 34 tuần là khá lớn nên đôi khi phổi của mẹ bầu sẽ bị chèn ép. Nhiều thai phụ cảm thấy khó thở cũng là bởi lý do này. Mẹ hãy nằm nghiêng bên trái sẽ khiến tình trạng này được cải thiện hơn.
  • Mất ngủ: Những triệu chứng ở mẹ bầu 34 tuần gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ của mẹ. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi và tranh thủ ngủ nếu bạn có thể để có sức khỏe tốt.
  • Rò rỉ sữa non: Lúc này, thai phụ có thể bị rò rỉ sữa non để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Hãy sử dụng miếng lót thấm sữa nếu bạn cảm thấy không thoải mái.

Một số kiến thức quan trọng dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 34

Giai đoạn thai nhi tuần thứ 34 là thời điểm mẹ bầu cần phải khám thai 1 tuần/lần. Việc thăm khám này sẽ theo dõi sát sao các chỉ số của thai nhi và đưa ra cách xử lý đối với tình huống phát sinh. Nhiều mẹ gặp phải tình trạng thai 34 tuần gò cứng bụng hay thắc mắc thai 34 tuần ít đạp có sao không? 

Thai 34 tuần bụng căng cứng là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Các cơn co thắt tử cung khiến tử cung bị co cứng lại. Hiện tượng này là cơn co thắt Braxton Hicks hay cơn gò chuyển dạ giả. Nếu tình trạng gò căng cứng tử cung xuất hiện ngày càng nhiều và không giảm khi bạn thay đổi tư thế; hãy gặp ngay bác sĩ để xác định xem đây có phải cơn co thắt chuyển dạ sinh non hay không. Mẹ bầu hãy dành thêm thời gian để tìm hiểu và phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ để bạn yên tâm hơn.

Mang thai tuần thứ 34 - Kiến thức cần thiết dành cho mẹ

Thai 34 tuần ít đạp có sao không? Nguyên nhân của việc thai nhi đạp ít từ tuần thứ 34 là do thai nhi trong bụng ngày một lớn; tử cung của mẹ không còn nhiều khoảng trống để con cử động nhiều như trước nữa. Nếu trong nhiều giờ mà mẹ không cảm nhận được con có bất cứ hoạt động nào; hãy chủ động kích thích con hoặc thay đổi tư thế. Nếu thử mọi cách mà vẫn không nhận được phản ứng từ bé; mẹ hãy nhanh chóng tới bệnh viện thay vì chờ đợi.

Thai 34 tuần có nên siêu âm 4D?

Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất để ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. Siêu âm thai 4D cho phép mẹ thấy được hình ảnh chuyển động của thai nhi ở thời điểm siêu âm. Từ thời điểm tuần thứ 34 trở đi, mẹ phải gặp bác sĩ thường xuyên hơn nhưng liệu thai 34 tuần có nên siêu âm 4D?

Các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu siêu âm 4D ở mốc tuần 12, 22 và 32 tuần để đánh giá hình ảnh của em bé. Ở tuần thai thứ 34, mẹ bầu vẫn có thể thực hiện siêu âm 4D để theo dõi diễn biến của thai; đánh giá các bất thường có thể gặp phải khi thời điểm chuyển dạ đang gần đến dần.

Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá lạm dụng việc siêu âm. Việc siêu âm có thể khiến mẹ bầu tốn kém về kinh tế và thời gian. Nếu không có gì bất thường, thai phụ chỉ nên siêu âm 4D ở các thời điểm được bác sĩ khuyên bên trên. Trong trường hợp thai kỳ của mẹ bầu gặp phải tình trạng cao huyết áp thì số lần siêu âm 4D, và khám thai sẽ nhiều hơn.

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu ở tuần thứ 34 thai kỳ

Thai nhi 34 tuần đã bắt đầu bước vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Do đó, sức khỏe của mẹ bầu cần được chăm sóc tốt để bé phát triển toàn diện. Chăm sóc mẹ bầu 34 tuần theo một số lưu ý mà Blog mẹ và bé sưu tầm được sẽ là kiến thức hữu ích cho bạn.

  • Bảo vệ đôi mắt: Do mắt của mẹ bầu mang thai tuần thứ 34 thường khô và nhạy cảm cho nên việc bảo vệ mắt là quan trọng. Hãy sử dụng thêm kính râm mỗi khi mẹ ra ngoài trời nhé. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về loại thuốc nhỏ mắt phù hợp và bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin A.
  • Hạn chế trầm cảm trước sinh: Hãy gặp bác sĩ để tư vấn và sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu bạn đang thấy lo lắng quá mức, cảm thấy thiếu sự chăm sóc nhé.
  • Dinh dưỡng cho mẹ mang thai tuần thứ 34: Hãy chia nhỏ các bữa ăn, tránh tình trạng ăn quá no gây ra khó chịu. Sử dụng lượng muối vừa đủ để tránh chân tay bị phù nặng thêm.
  • Tăng cường sức khỏe bằng sự vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể đi bộ, tập Yoga, bơi để tăng cường sức khỏe ở tuổi thai này.
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Khám thai là cách nhanh chóng giúp mẹ kiểm tra các bất thường trong sự phát triển của thai nhi; cũng như nắm bắt được tình trạng sức khỏe, tâm lý của mẹ. Hãy chăm sóc tốt cho bản thân để bé chào đời khỏe mạnh mẹ nhé.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Bà Bầu Nên Trang Bị

Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 34 mà Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general