Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32

Mang thai tuần thứ 32 là một mốc quan trọng với nhiều nhiều thay đổi về cơ thể và tâm lý của mẹ. Khám thai tuần 32 mẹ cần được kiểm tra đầy đủ bởi chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể xảy ra tình trạng sinh non. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện; mẹ bầu nên nắm rõ kiến thức về thai nhi và cơ thể mình ở tuần này. Hãy cùng Blog mẹ và bé tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 32 tuần, mốc khám thai tuần thứ 32 và một số lưu ý dành cho mẹ.

Những điều mẹ cần biết về sự phát triển của thai nhi 32 tuần

Thai nhi 32 tuần đồng nghĩa với việc mẹ bầu bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Thời gian này, thai nhi đang trong quá trình phát triển toàn diện. Bé có sự phát triển về thị giác, hình thành móng tay, móng chân và tóc; đồng thời tăng nhanh về trọng lượng cơ thể. Cân nặng thai nhi 32 tuần khoảng 1,8 kg đến 1,9 kg; cỡ bằng một trái bí ngô vàng. Thai nhi 32 tuần nặng 2kg là điều hết sức bình thường cho thấy bé đang được hấp thu và phát triển tốt. Chiều dài của bé lúc này đạt khoảng gần 42 cm tính từ đầu đến gót chân. Bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn.

Một số sự phát triển của thai nhi tuần thứ 32

Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32

  • Móng chân và móng tay của bé đã mọc lên cùng với tóc thật, có thể nhìn thấy được qua siêu âm.
  • Lớp lông tơ bao phủ làn da của bé bắt đầu rụng trong tuần thai này.
  • Bé có thể tập trung vào các vật thể lớn không quá xa và duy trì khả năng này cho đến lúc sinh ra.
  • Bé biết thực hiện hoạt động nhắm mở mắt, nheo mắt và luyện tập điều tiết mắt. Bé đã có thể tự tránh đi ánh sán mạnh, nhắm mắt lại để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.
  • Não bộ của bé không ngừng hoàn thiện và bằng 1/4 trọng lượng não người trưởng thành.

Vị trí của ngôi thai tuần thứ 32

Thời điểm thai nhi 32 tuần mẹ cảm thấy càng ngày càng rõ hơn những cú đạp và xoay mình của bé. Lý do là không gian của túi thai đã trở nên chật hơn khiến bé khó cựa quậy và hay phải cuộn tròn người lại.

Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ

Trong khoảng từ thời gian 32 tuần đến 38 tuần, thai nhi có thể quay ngôi đầu hoặc ngôi mông uống đáy tử cung để dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở. Các mẹ mang thai con đầu đã có thể sớm biết được ngôi thai từ tuần thứ 28, 29; vì nhiều bé đã thực hiện quay đầu từ thời điểm ấy.

Các mẹ sinh con từ thứ 2 trở lên, bé sẽ quay đầu từ tuần thứ 32 trở đi. Khi siêu âm thai tuần thứ 32 mẹ thấy bé ở ngôi mông thì cũng đừng lo lắng quá. Có thể bé sẽ đợi lâu hơn một chút để xoay đầu. Vì thế, từ tuần thứ 32, mẹ sẽ phải gặp bác sĩ thường xuyên hơn để theo dõi sự phát triển của con; đồng thời phát hiện ngay các dấu hiệu sinh non tháng thứ 8 thai kỳ.

Tỉ lệ sống sót nếu thai nhi sinh non tuần thứ 32

Hầu hết thai nhi ở tuần thứ 32 đã phát triển đầy đủ các cơ quan để sống sót ở ngoài bụng mẹ. Tuy phổi của bé ở tuần này vẫn cần thêm thời gian để trưởng thành; nhưng nếu mẹ gặp dấu hiệu sinh non tuần thứ 32 hay sinh non ở tuần này thì tỉ lệ sống sót của bé là 99%. Bé sẽ được chăm sóc đặc biệt NICU một vài tuần để cơ thể phát triển toàn diện hơn. Hãy lưu ý để thai nhi của bạn phát triển tốt và chào đời đúng dự kiến sinh mẹ nhé.

Kiến thức quan trọng cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 32

Khi thai nhi 32 tuần, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn để duy trì các hoạt động thường ngày của mình. Mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi về cơ thể và cả tâm lý. Hãy trang bị cho mình kiến thức thật tốt vì chỉ còn gần 8 tuần nữa thôi bạn sẽ được gặp mặt bé yêu của mình.

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 32

Cơ thể của bé ngày càng chiếm nhiều diện tích hơn trong bụng mẹ. Lúc này mẹ khó chọn tư thế ngồi – ngủ thoải mái. Tê ngón tay, cổ tay, bàn chân hay nhiều vị trí khác trên cơ thể là điều thường gặp. Thai nhi phát triển lớn đè lên dạ dày của mẹ làm cho cơ hoành và phổi bị o ép là nguyên nhân gây khó thở khi mẹ bước vào tuần thai thứ 32.

Thời điểm này mẹ bầu cũng sẽ tăng tiết dịch âm đạo, vì vậy cần phải vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Cảnh giác viêm âm đạo và báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra vì đây có thể là nguy cơ gây sinh non cao.

Mang thai tuần thứ 32 mẹ có thể để ý thấy cơ thể hơi phù nhẹ ở mặt, chân, tay, mắt cá hay bàn chân. Phù nề sẽ trở nên trầm trọng hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là khi mang thai trong mùa hè.

Mẹ bầu có thể thiếu máu và dinh dưỡng bởi thai nhi tuần 32 ngày càng lớn nhanh. Mỗi tuần trọng lượng của thai phụ tăng lên bao nhiêu thì phân nửa trong số đó được chuyển sang cho em bé. Mẹ hãy bổ sung thêm dinh dưỡng, đặc biệt là thời điểm thai tuần thứ 32 trở đi.

Mốc khám thai quan trọng – siêu âm tuần thứ 32

Siêu âm tuần thứ 32 không chỉ giúp mẹ biết chính xác được tình trạng của thai nhi trong bụng; mà còn là mốc đánh dấu phát triển mới để tiến hành siêu âm; giúp mẹ kiểm tra những thay đổi của bản thân và kiểm tra những bất thường. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra túi thai có đè lên dạ dày, cơ hoành hay phổi hay không. Nếu túi thai quá bất lợi đối với mẹ khiến mẹ không chịu được; thì chúng ta cần tìm ngay biện pháp điều chỉnh cho kịp thời. Giai đoạn thai nhi 32 tuần mẹ cần được siêu âm thai; xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và đo cân nặng, dấu hiệu sinh tồn.

Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32

Siêu âm tuần thứ 32 chính là xác định ngôi thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai; tạo tiền đề tốt và an toàn cho quá trình sinh nở sau này. Vậy khám thai tuần 32 có cần nhịn ăn không? Tại lần khám thai này, bác sĩ sẽ khảo sát kỹ hơn các dị tật xảy ra muộn mà những lần khám thai hay siêu âm trước không phát hiện. Nếu mẹ bầu chỉ siêu âm thai bình thường; thì không cần phải nhịn ăn. Trong trường hợp siêu âm thai đồng thời thực hiện xét nghiệm máu; xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra đường huyết, độ lắng của máu;… thai phụ cần phải nhịn ăn để không ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.

Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần biết

Từ tuần 32 nên siêu âm mấy lần?

Khám thai ở tam cá nguyệt thứ 3 giúp thai phụ có thể nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi. Từ đó có điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Khoảng cách giữa các lần khám thai từ tuần 32 trở đi thường gần hơn so với các lần siêu âm thai trước đó. Thai nhi 32 – 36 tuần tuổi, mẹ bầu nên thực hiện khám 2 tuần / lần. Thai nhi từ 36-39 tuần tuổi, mẹ thực hiện khám 1 tuần/1 lần. Đối với thai nhi sau 39 tuần tuổi, khám 3 ngày/ lần.

Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý mà mẹ bầu cần phải gặp bác sĩ ngay kể từ thời điểm thai 32 tuần trở đi. Nếu trong 4 giờ mà bạn đếm có ít hơn 10 cử động thai; hoặc tất cả những cử động thai đều yếu; sản phụ cần nhập viện để theo dõi ngay. Các dấu hiệu chuyển dạ như ra nhớt hồng âm đạo; ra nước ối; hay cơn gò cứng bụng với cường độ đau tăng dần; thời gian giữa các cơn gò ngắn lại; mẹ nên nhập viện ngay để được theo dõi.

Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cho kết quả khá chính xác, nhất là khi siêu âm màu 4D ở tuần thai từ 12-32 tuần rất có hiệu quả phát hiện dị dạng bất thường. Tuy nhiên, để quyết định đình chỉ thai nghén, đình chỉ thai 32 tuần thì không dựa vào kết quả siêu âm. Nếu em bé có kết quả bất thường cần thực hiện các xét nghiệm khác. Vì vậy, mẹ nên khám thai thường xuyên để nắm được sự phát triển của thai nhi.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32

Thai 32 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là lý tưởng? Ở thời điểm này, bụng bầu lý tưởng nhất là lên 11 kg. Mẹ cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo để cơ thể khỏe mạnh; chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ.

Dưới đây là một số thực phẩm mẹ bầu mang thai tuần thứ 32 nên bổ sung để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Đạm: Lượng đạm cần bổ sung trong giai đoạn này là 75-100g mỗi ngày. Thực phẩm cung cấp đạm gồm cá, trứng, bơ, sữa, đậu, quả hạch…
  • Chất béo: Bạn nên bổ sung axit béo tốt như omega 3 từ cá thu, cá hồi để não bộ thai nhi phát triển.
  • Chất xơ: chất xơ được cung cấp từ gạo lứt, bông cải xanh, các loại đậu

  • Vitamin C: Thời gian này mẹ cần 74g vitamin C từ bưởi, cam, chanh mỗi ngày.
  • Sắt: Thực phẩm chứa nhiều sắt mẹ cần ăn như: trứng, tim, gan, thịt đỏ, thịt heo.
  • Canxi: bạn có thể tìm thấy canxi trong hải sản, sữa chua, phô mai, sữa.
  • Nước: Mẹ nên uống đủ 2 -3 lít nước mỗi ngày và tránh uống vào ban đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ.

Ngoài ra, mẹ hãy thực hiện nghỉ ngơi và vận động hợp lý để có được thai kỳ khỏe mạnh. Hãy chuẩn bị tâm lý và kiến thức nuôi dạy, chăm sóc bé thật kỹ lưỡng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 32 mà Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general