Chia sẻ cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, đơn giản

Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh rất yếu ớt không thể tự mình làm bất cứ điều gì. Cho nên, giai đoạn sơ sinh luôn là thách thức lớn đối với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc bé yêu. Bởi vì nhiều lúc bé sẽ làm bạn lúng túng không biết nên làm thế nào? Vậy cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là tốt nhất? Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, đơn giản, chắc chắn nó sẽ rất hữu ích đối với các bà mẹ lần đầu tiên làm mẹ đấy nhé.

6 cách bế trẻ sơ sinh – Mẹo bế trẻ ở tư thế đúng nhất?

Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách

Trước khi bế trẻ lên, người mẹ cần lên tiếng cho bé biết là mình sẽ bé bế lên. Hãy nhìn vào âu yếm trò chuyện cùng với trẻ, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông của bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp trẻ không bị giật mình, không khóc hỏng khi bị bất ngờ nhấc lên khỏi chỗ nằm.

Trước khi bế bé lên lần đầu tiên, người mẹ thường có chút lúng túng nhưng cần phải nhẹ nhàng sau vài ngày người mẹ sẽ biết bé nhà mình thích bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ có sở thích bế ở những tư thế riêng, có bé thích ẵm ngửa, nhưng có bé lại thích mẹ vác vai…

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh, ba mẹ phải làm sao?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú và ngủ

Các bà mẹ nên cho trẻ bé ngay giờ đầu sau sinh bởi những giọt sữa non đầu tiên chưa nhiều nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất cần thiết cho bé nhỏ. Cần lựa chọn tư thế bú thoải mái cho cả mẹ và bé, có thể để bé bú ở tư thế ngồi hoặc nằm đều được.

  • Với tư thế ngồi: người mẹ cần ngồi thật thoải mái, có thể tựa lưng sao cho vùng cổ và thắt lưng không bị căng gây nhức mỏi và đau lưng. Giữ chắc trẻ và nâng lên bởi vòng tay của người mẹ, có thể chêm thêm gối ở phía dưới để giúp năng trẻ lên một cách dễ dàng và nhẹ nhàng.
  • Với tư thế trẻ nằm sát mẹ: người mẹ cần phải nằm nghiêng, đùi dưới kê lên trên gối, chân trên gập ở đầu gối. Sau đó đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho miệng của bé áp sát ngực dưới của mẹ. Mẹ sử dụng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé giúp cho miệng bé áp sát vào vú.

Sau khi mẹ và bé đã chọn được tư thế thoải mái khi bú, mẹ cần lau sạch núm và bầu vú rồi sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ để giữ phần gần núm vú. Tiếp tục đưa nhẹ núm vú vào môi bé để giúp kích thích phản xạ bú, khi bé há miệng thì đưa núm vú vào miệng bé.

Cần phải đảm bảo trẻ ngậm đúng vú: miệng của bé há rộng, ngậm cả quầng vú, cằm chạm sát vú mẹ, và môi dưới đưa ra bên ngoài. Bé mút đều đặn, hai má căng và mẹ có thể nghe tiếng được tiếng nuốt sữa ừng ực của con. Nên cho trẻ bú hết 1 bên vú nếu như chưa nó thì bú tiếp bên vú còn lại.

Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu của bé, thông thường trẻ sơ sinh sẽ bú mẹ sau 2 đến 3 giờ mỗi lần bé bú từ 15 đến 30 phút. Nếu như bé ngủ quá nhiều mà không chịu bú thì mẹ nên đánh thức bé dậy và cứ 3 giờ bú một lần. Nếu như bé không bú 2 cữ hoặc là phản xạ nút quá yếu, ói trớ thì bạn nên gặp ngay bác sĩ để thăm khám.

Khi hâm nóng sữa mẹ, không được đun sôi trên bếp mà làm ấm sữa trong bình bằng cách ngâm cả bình trong một chiếc cốc nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không vượt quá 40 độ C. Nếu như sữa mẹ đã đông lạnh thì bạn có thể làm tan ra bằng cách cho bình sữa vào ca nước sôi rồi sau đó lắc đều để đảm  bảo nhiệt độ đủ ấm.

Nên cho bé bú trong phòng sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ ngon. Đối với trẻ sơ sinh đầy đủ tháng thì nhiệt độ thích hợp trong phòng nhất là 28 độ C không nên để quá thấp sẽ khiến bé bị cảm lạnh cũng không nên để ở nhiệt độ quá cao khiến trẻ ra nhiều mồ hôi dễ bị ngứa ngáy, ngủ không ngon giấc.

Việc chăm con sơ sinh đúng cách, cho bé một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt cả về tinh thần lẫn thể chất. Trẻ chỉ ngủ ngon khi đã được bú no, cơ thể sạch sẽ và phòng ngủ yên tĩnh. Ngoài ra, mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé trước khi bé ngủ để bé dễ ngủ hơn. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé nằm nôi và đung đưa nhẹ nhàng, hát ru cho bé ngủ. Đặc biệt, nên tránh cho trẻ nằm ngủ ở tư thế nằm sấp.

Trẻ sơ sinh: Cách vệ sinh đúng chuẩn cho bé

Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Các bà mẹ có thể cho bé dùng tã vải hoặc tã giấy hoặc cũng có thể dùng cả tã vải và tã giấy để tiết kiệm chi phí tối ưu. Khi lựa chọn tã giấy cho con thì các bà mẹ nên chọn loại có kích cỡ phù hợp, có khả năng thấm hút tốt, chống hăm ngứa. Còn sử dụng loại tã vải thì nên lựa chọn loại có chất liệu cotton mềm để giúp thấm nước tốt.

Các mẹ nên chịu khó thay tã cho con ngay sau khi bé tè hay ị. Khi thay tã cho bé cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng kem chống hăm hoặc kem bảo vệ cho bé trước khi thay tã mới.

Cận cảnh từng bước tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

>>>Xem thêm: Hành trang chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ cho mẹ và bé

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách

Để đảm bảo sự tiện dụng mẹ nên sử dụng tắm và gội cho bé với cùng 1 loại sữa tắm. Trước khi tắm cho bé thì mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều sau: 

  • Trước tiên rửa tay thật sạch sẽ, khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh, mẹ không nên để móng tay dài hay đeo các món đồ trang sức có bề mặt xù xì hoặc sắc cạnh bởi có thể khiến cho da trẻ bị trầy xước.
  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn xô khổ nhỏ, khăn xô khổ lớn, mũ, bao tay, quần áo…
  • Chuẩn bị gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng để vệ sinh rốn cho bé
  • 1 lọ nước muối sinh lý 0.9%.

Trước khi tắm cho bé, mẹ cần phải tắt quạt, tắt máy lạnh, massage nhẹ nhàng cho bé. Sử dụng nước sạch pha với nước sôi để cho nhiệt độ khoảng 36-38 độ C là thích hợp tắm cho trẻ.

 Nếu như không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm thì mẹ có thể sử dụng cùi chỏ tay của mình để thử nước. Cần phải lưu ý trong khi tắm cho bé, mẹ nên trò chuyện âu yếm vuốt ve bé để giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mình.

Tư vấn] Có nên tắm cho trẻ sơ sinh khi đang ngủ?

Khi đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ thì các mẹ cần tiến hành tắm cho bé theo các bước sau đây: 

  • Mẹ nên đặt bé nằm trên giường hoặc nằm ở mặt phẳng, sử dụng bông gòn thấm nước muối sinh lý để lau mắt cho bé từ trong ra ngoài.
  • Sử dụng khăn tắm mềm để làm sạch lỗ mũi cho bé
  • Bước tiếp theo lau mặt cho bé
  • Tiếp đến bạn bế bé lên và gội đầu, sử dụng ngón cái và ngón tay đeo nhẫn để bé bé lên ép nhẹ 2 vành tai vào sát lỗ tai để tránh làm nước chảy vào tai bé, còn tay kia dùng khăn thấm nước để làm ướt tóc bé. Sau khi làm ướt tóc, bạn lấy một ít dầu gội thoa lên tóc bé rồi xả lại sao cho sạch và dùng khăn lau khô đầu cho bé.
  • Khi bé chưa rụng rốn thì mẹ nên dùng khăn mềm để lau người cho bé, tránh làm ướt rốn trẻ. Nếu muốn tắm cho bé, mẹ nên đặt bé vào trong chậu nước có hoà sẵn một chút sữa tắm nhưng sau đó cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng rốn để tránh nhiễm khuẩn.
  • Tiếp đến cho trẻ sang một chậu nước sạch khác để tắm lại cho sạch.
  • Sau đó đặt trẻ nằm trên giường hoặc mặt phẳng có lót khăn xô khổ lớn để lau khô người và ủ ấm cho bé.
  • Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mắt và mũi trẻ rồi sử dụng bông gòn lau từ trong ra ngoài. Sử dụng tăm bông để làm sạch tai cho trẻ, bạn nên tránh để đầu chai nước muối hoặc thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt hoặc mũi trẻ.
  • Để vệ sinh miệng cho bé bạn nhỏ nước muối sinh lý lên gạc rơ lưỡi và tiến hành vệ sinh.
  • Sử dụng bông gòn thấm sạch nước quanh rốn trẻ rồi dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để lau khô rốn cho trẻ. Nên để cho rốn trẻ thoáng, không nên quấn băng gạt ngay để giúp rốn nhanh khô và nhanh rụng hơn.
  • Tiếp đến mặc áo, tã, bao tay cho bé và cho bé bú ngay nếu như bé cần.
  • Nếu bạn muốn cắt móng tay hoặc móng chân cho trẻ thì bạn nên cắt ngay sau khi tắm xong bởi lúc này bé đang thoải mái và móng tay lại mềm rất dễ cắt.

Hoặc bạn cũng đợi bé ngủ say rồi mới cắt. Việc cắt móng tay và móng chân cho trẻ thường xuyên sẽ giúp cho móng tay và móng chân của trẻ không bị trầy xước, nên hạn chế tình trạng móng xước móc vào bao tay khiến cho bé bị đau, gây nên cảm giác khó chịu.

Hướng dẫn cách băng rốn cho trẻ sơ sinh, hạn chế bị nhiễm trùng - Gạc chăm sóc vết thương HETIS

>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, cuống rốn được coi là vết thương hở, rất dễ bị nhiễm trùng nếu như các bà mẹ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sẽ rất nguy hiểm. Nếu như rốn trẻ bị nhiễm trùng không phát hiện kịp thời để điều trị có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ.

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải thực hiện hằng ngày và cần thực hiện theo các bước sau đây: 

  • Trước khi thực hiện công việc chăm sóc rốn cho bé, mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ, sát khuẩn bằng cồn 90 độ.
  • Nên nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn ra cho bé.
  • Quan sát kỹ mặt cắt rốn và các vùng xung quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, chảy mủ hay có mùi hôi gì hay không.
  • Tiếp theo lau rốn cho trẻ bằng bông gòn với nước chín vô trùng, và thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Mẹ nên sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý
  • Có thể để rốn trẻ hở hoặc che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn và nên tránh để phân và nước tiểu dính vào làm bẩn vùng rốn.

Việc chăm con sơ sinh có thể khiến cho nhiều gia đình bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn trong lần đầu sinh con. Sự chăm sóc trẻ đời đầu có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ về sau. Hy vọng bài chia sẻ này của Blog mẹ và bé đã mang đến cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích về cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, để từ đó các mẹ đưa ra cho mình phương pháp chăm con tốt nhất.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general