Chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn và đầy đủ nhất

Sinh con ra ai cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện, khôn lớn từng ngày. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đỡ vất vả hơn so với những tuần đầu mới sinh. Trong tháng tuổi này, chắc hẳn sẽ có có nhiều bà mẹ cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn thấy những phản ứng của con trước những cử chỉ vuốt ve, âu yếm của mình. Hôm nay, blog mẹ và bé xin chia sẻ đến cho các bạn một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mời các mẹ cùng Blog mẹ và bé tham khảo nhé.

Trẻ 2 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé

Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Khi trẻ được 2 tháng thì việc chăm sóc cũng trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn so với lúc mới sinh và lúc trẻ 1 tuổi. Lúc này, trẻ cũng có những biểu hiện rõ nét trên mặt của mình hơn như cười, cựa quậy nhiều hơn khi nghe thấy tiếng nói của mẹ. Các bậc cha mẹ hiểu được quá trình phát triển của trẻ 2 tháng tuổi và cách chăm sóc bé 12 tháng tuổi phù hợp sẽ giúp cho con tăng trưởng tốt và khoẻ mạnh hơn.

Các mẹ quan sát và dễ dàng nhận thấy con mình đã linh động hơn trước, bé không chịu nằm yên khi ngủ, thậm chí có một số bé thường nắm tròn bàn tay khi ngủ và thi thoảng lại xoè rộng các ngón tay ra.

Không chỉ thế, mắt của bé lúc 2 tháng tuổi cũng đã mở tròn to hơn, có tầm nhìn xa hơn và bé cũng biết chăm chú nhìn vào các món đồ vật được treo ở gần bé, và đôi khi bé còn có sở thích là đưa tay lên miệng để ngậm.

Còn về giấc ngủ của bé thì thông thường bé sẽ ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày, ban ngày bé sẽ ngủ từ 3-4 giấc và trung bình mỗi giấc sẽ từ 1.5 đến 2 tiếng, còn về ban đêm thì sẽ ngủ từ 10 – 12 tiếng. Thính giác của bé 2 tuổi cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện, bé sẽ nghe được những âm thanh ở gần và quay mặt về phía người nói chuyện, chăm chú lắng nghe khi có ai đó trò chuyện cùng bé.

Trẻ 2 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đúng cách giúp bé phát triển tốt

Những lưu ý khi bé được 2 tháng tuổi

Khi bé sơ sinh được 2 tháng tuổi thì các bậc cha mẹ cần phải lưu ý đến các yếu tố sau đây: 

  • Theo dõi sự phát triển của con bằng một quyển nhật ký trong đó cần phải chú ý đến từng biểu hiện của trẻ như trẻ ăn, trẻ ngủ cũng như sự phát triển cảm xúc của bé.
  • Cần chú ý và thực hiện đầy đủ các lịch kiểm tra sức khoẻ cho bé, lịch tiêm chủng đầy đủ.
  • Chuẩn bị sẵn tâm lý, trang bị những thông tin kiến thức về bệnh của trẻ cũng như cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi phù hợp nhất.
  • Các bậc cha mẹ cũng nên học thêm những bài hát ru con để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn về sau này.

Cho bé bú theo nhu cầu

Khi trẻ được 2 tháng tuổi cũng có sự thay đổi rõ hơn trong chế độ bú sữa mẹ, cho nên việc đáp ứng đủ nhu cầu bú của bé là rất cần thiết. Khi đói, bé thường có biểu hiện khó cho nên mẹ cần quan sát và xác định nhu cầu của con. Và trong giai đoạn này bé cũng có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn. Cho nên, mẹ cần phải tăng cường cữ bú cho trẻ và cho trẻ bú cả 2 bên bầu ngực.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng | Vinmec

Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 2 tháng tuổi

Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 2 tháng tuổi

Trong thời gian 2 tháng tuổi, giấc ngủ của bé cũng sẽ kéo dài hơn, mẹ cần phải chú ý theo dõi. Ngoài ra, bé cũng sẽ có dấu hiệu buồn ngủ vào cuối cữ bú sữa hoặc là 30 phút sau bú. Thời gian ngủ trung bình của mỗi bé cũng sẽ khác nhau, có bé ngủ 18 giờ nhưng cũng có bé chỉ ngủ khoảng 15 giờ cho nên bố mẹ cần phải theo dõi giấc ngủ của bé để phù hợp hơn.

Phòng ngủ của bé cũng cần phải thông thoáng, sạch sẽ và không có mùi hôi sữa, không có mùi khai của nước tiểu. Chăn gối cũng nên là những loại có chất lượng tốt, có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và êm dịu với làn da của bé.

Kích thích sự phát triển của các giác quan của bé

Khi trẻ 2 tháng tuổi cũng đã có thể cảm nhận được tiếng nói, những cử chỉ ôm ấp hay giọng nói của bố mẹ. Đôi khi trẻ còn phản ứng lại, cho nên bạn hãy dành thời gian để trò chuyện với con, kể chuyện hoặc là hát cho con nghe.

Trong giai đoạn này, bé nhà bạn cũng đã có khả năng nhận biết được 2 màu cơ bản đó là màu trắng và đen, để kích thích bé phát triển tốt vùng thị giác thì mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi có nhiều màu sắc.

 

Quan tâm đến lịch tiêm chủng và chăm sóc bé

Quan tâm đến lịch tiêm chủng và chăm sóc bé

Khi bé được 2 tháng tuổi cũng đã bắt đầu có những mũi tiêm. Mẹ cần phải quan sát những biểu hiện của bé để nói chuyện với nhân viên y tế, đồng thời khi tiêm xong có nhiều bé có biểu hiện như bị sốt, bú ít đi làm cho bố mẹ lo lắng. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài từ 1-3 ngày là dừng nhưng nếu như lâu hơn thì bố mẹ cần phải cho con đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại.

Thực hiện các quy tắc đảm bảo an toàn cho trẻ

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để phân biệt những điều nguy hiểm sẽ đến với mình. Cho nên để tránh xa nguy hiểm thì các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo các quy tắc an toàn. Mẹ không nên để bé nằm một mình, không nên để trẻ tiếp xúc với bất cứ vật nhọn nào, đồ chơi nguy hiểm bởi vì nó có thể gây hại cho con của bạn bất cứ lúc nào.

Massage cho bé thường xuyên

Việc massage sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, hơn nữa đây còn là phương pháp thư giãn và hỗ trợ hệ tiêu hoá tốt nhất cho trẻ được hoạt động tốt hơn. Mỗi ngày, mẹ nên massage nhẹ nhàng vùng má, xoa bóp hai bắp chân và lăn nhẹ cánh tay của con. Bởi việc này sẽ giúp kết nối tình cảm giữa mẹ và bé được tốt hơn.

Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và chăm sóc bé - Làm mẹ

Các bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ nên biết

Các bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ nên biết

Nôn trớ

Trong độ tuổi 2 tháng tuổi, dạ dày của bé còn đang nằm ngang, cơ thắt tâm vị còn yếu và chưa ổn định cho nên trẻ dễ bị nôn trớ. Khi bé bú xong thì bạn nên bế bé lên khoảng từ 15-20 phút rồi sau đó mới đặt bé nằm xuống và cũng không nên cho trẻ ăn quá no, cứ khoảng 1-2 tiếng là mẹ lại cho con bú một lần với lượng vừa phải. Trong trường hợp bé nhà bạn bị nôn trớ kèm theo các biểu hiệu như nóng sốt, tiêu chảy, sổ mũi, phát ban…thì các mẹ cần phải lưu ý và cho con đến gặp bác sỹ thăm  khám.

Táo bón ở trẻ

Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ men tiêu hoá chưa được hình thành một cách đầy đủ nhất cho nên rất dễ xảy ra tình trạng táo bón. Chính vì thế, mẹ nên tăng cường cho bé bú nhằm vừa tăng chất dinh dưỡng lại vừa giúp tăng lượng nước cho bé, cũng là tăng lượng phân cho bé. Điều này sẽ giúp kích thích nhu động ruột làm phân di chuyển nhanh hơn, để cho trẻ 2 tháng tuổi không bị táo bón, đi ngoài dễ hơn.

Trong trường hợp từ 3-4 ngày mà bé nhà bạn chưa đi ị được thì bạn cần phải lưu ý và đi hỏi ý kiến của bác sĩ, nhân viên y tế để tìm giải pháp tốt nhất cho con, giúp con đi ị được tránh gây nên cảm giác khó chịu cho bụng con do bị táo bón.

Các bệnh ngoài da

Các bệnh ngoài da là tình trạng da bị mẩn đỏ, dị ứng, chàm sữa hoặc rôm sảy…những bệnh này rất hay gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Và thông thường những bệnh này sẽ xuất hiện vào mùa hè, bởi khi đó thời tiết khá khắc nghiệt, nóng bức ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho nấm và các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh cho bé như đun nước lá khế, tắm nước mướp đắng, nước nhọ nồi…để tắm cho trẻ.

Mách mẹ cách trị tiêu chảy cho trẻ 3 tháng tuổi an toàn, chuẩn khoa học

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy

Khi bé bị nóng trong người, cũng có khả năng đường ruột của bé bị kích thích và lượng đường trong sữa chưa tiêu hoá được. Ngoài ra, nguyên nhân khác là do mẹ cho con uống thuốc không đúng, không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc uống thuốc không đúng liều lượng chỉ định.

Khi đó, mẹ cần phải cân bằng lại bữa ăn, bổ sung thêm sữa chua, rau củ quả và không nên ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ và thức ăn nhanh để khi bé bú sữa mẹ sẽ không bị tiêu chảy nữa, tránh được tình trạng trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài có bọt và đây cũng là một trong những tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

Trẻ bị ho

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho là do hệ miễn dịch cũng như hệ hô hấp của bé còn khá yếu ớt và không đủ khả năng để chống chọi lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi trẻ bị ho, các mẹ có thể sử dụng các liều thuốc dân gian như: sử dụng gừng và pha thêm chút muối để ngâm chân cho trẻ, hoặc cũng có thể sử dụng lá hẹ pha với đường phèn cho bé uống. 

Ngoài ra, mẹ không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá bởi vì nó rất có hại cho hệ hô hấp của trẻ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các mẹ biết cách chăm con an toàn và đúng khoa học.  Để từ đó giúp cho bé yêu nhà mình luôn khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn diện nhất.

>>>Xem thêm: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chăm Trẻ Sơ Sinh Từ 0 – 6 Tháng Tuổi

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Mẹ Và Bé
Logo
Enable registration in settings - general